Lãn công là gì? Phân biệt lãn công và đình công 

Lãn công là gì? Lãn công có phải là đình công hay không? Đây là vấn đề được người lao động quan tâm hết sức. Vậy để giải đáp rõ hơn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu lãn công là gì?

Lãn công là hành vi cố tình không làm việc

Lãn công là gì? Theo như từ điển tiếng Việt lãn công là hành vi cố tình cùng nhau làm việc chây lười, một hình thức đấu tranh quyền lợi của công dân. Ta có hiểu đơn giản thì lãn công là một dạng đình công mà người lao động không rời nơi làm việc nhưng không làm việc hoặc làm việc cầm chừng, thể hiện sự phản ứng của tập thể hướng đến một mục đích làm việc nào đó.
Vậy đình công là gì?
Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 có viết đình công được định nghĩa “là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”. 

II. Phân biệt lãn công và đình công

Xét theo khái niệm thì lãn công là một dạng của đình công tuy nhiên lãn công và đình công có sự khác nhau, cụ thể là:

Tiêu chí Lãn công Đình công
Hình thức thể hiện của người lao động Làm việc lẻ tẻ, lơ là không tập trung, cầm chừng đối phó, không tuân thủ kỷ luật, không sử dụng hết thời gian. Người lao động không đến nơi làm việc, ngừng việc một cách triệt để.
Bản chất Đây không phải là quyền lợi của người lao động, không được ghi nhận trong văn bản pháp lý nào. Pháp luật ghi nhận đình công là quyền lợi của người lao động, điều chỉnh bằng quy định.
Trình tự thủ tục Tự phát, không có sự tổ chức và điều hành nào. Được quy định cụ thể trong Luật lao động, các điều 210, 211 và 212,..Người lao động muốn đình công thì tuân theo thủ tục, trình tự này.
Hậu quả pháp lý Người lao động thực hiện hành vi lãn công có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thiệt hại thì phải bồi thường. 

III. Quy định pháp luật về việc lãn công

1. Trường hợp nào người lao động có quyền đình công

Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định để đình công trong trường hợp như sau:

  • Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định , hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
  • Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp khoogn thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

2. Quy trình thủ tục về việc đình công

Theo quy định của pháp luật thì các bước để tiến hành đình công được thực hiện như sau:

  • Lấy ý kiến về đình công theo quy định: Theo điều 198 của Bộ luật Lao động có trách nhiệm phải lấy ý kiến của toàn thể lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo đại diện thương lượng.
  • Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định: Khi có trên 50% số người lấy ý kiến đồng ý với nội dung ý kiến đình công thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản. Nếu đến thời điểm bắt đầu đình công, người lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tiến hành cho người lao động đình công.
  • Tiến hành đình công: Tiếp tục để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải. Quy định cụ thể về việc tiến hành đình công được nêu rõ trong điều 198 Bộ luật lao động. 

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trước trong và sau khi đình công

Không được lôi kéo người tham gia đình công

Trong quá trình người lao động tiến hành đình công, pháp luật nghiêm cấm một số hành vi như sau:

  • Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc lôi kéo người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
  • Dùng bạo lực hay phá hủy máy thiết bị tài sản của người sử dụng lao động.
  • Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. 
  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
  • Trả thù hoặc có hành vi thực hiện việc trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
  • Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

(Phần này được trích dẫn lấy nguồn từ luatminhkhue.vn)

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về lãn công là gì được nhiều bạn tìm hiểu và thắc mắc. Đặc biệt với những người tham gia lao động đây là vấn đề cần được làm rõ so với đình công. Hy vọng những thông tin này hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!