Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới với hơn 193 thành viên tham gia. Việt Nam chúng ta luôn ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại với các nước trên thế giới. Vậy bạn đã biết trong 193 thành viên thì Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên Hợp Quốc? Hay Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc năm nào? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng judynedry.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới – Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc hay còn gọi là Liên Hiệp Quốc (United Nations – UN) là một tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới. Tổ chức này có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.
Liên Hợp Quốc được thành lập ngày 24 tháng 6 năm 1945 và có trụ sở chính tại Manhattan, thành phố New York, Mỹ.
Nguyên tắc chủ đạo của LHQ là:
- Bình đẳng về chủ quyền mỗi quốc gia.
- Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị đất nước.
- Cấm đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đối với quan hệ quốc tế.
- Không được can thiệp vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia.
- Tôn trọng nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
- Tôn chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp hòa bình.
LHQ có sáu cơ quan chính là:
- Đại hội đồng: Tại đây thường triệu tập các kỳ hợp thường niên dưới quyền của vị chủ tịch được bầu chọn. Đây cũng là cơ quan duy nhất của LHQ có đại diện đầy đủ của tất cả thành viên bàn về những vấn đề về hòa bình, tiến bộ kinh tế và nhân quyền.
- Hội đồng bảo an LHQ: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
- Ban thư ký: Có nhiệm vụ cung cấp thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ các cơ quan khác nhau của LHQ. Đứng đầu là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm một lần.
- Hội đồng kinh tế – xã hội ECOSOC: Tổ chức thúc đẩy hợp tác quốc tế về mặt kinh tế – xã hội, gồm 14 ủy ban chuyên môn, ủy ban chức năng và 5 ủy ban khu vực.
- Tòa án công lý quốc tế: Chức năng chính là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế liên quan đến các quốc gia thành viên hoặc làm cố vấn pháp luật cho Đại hội đồng và Hội đồng bảo an LHQ.
- Các cơ quan chuyên môn: (IAEA) Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, (FAO) Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, (UNESCO) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc, (WB) Ngân hàng Thế giới, (WHO) Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan phụ trợ khác.
II. Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên Hợp Quốc?
Tại thời điểm thành lập LHQ được sự đồng thuận và thống nhất của 51 thành viên quốc gia thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại năm 2022, tổ chức Liên Hợp Quốc có 193 thành viên.
Theo đó, vào ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập LHQ. Và Việt Nam là thành viên thứ 149 của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới – UN.
Đúng 9h sáng ngày 209/1977, lễ thượng cờ Việt Nam chính thức diễn ra tại tòa sảnh chính của trụ sở Liên Hợp Quốc. Và cũng từ đây đã giúp mở ra thời kỳ hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và LHQ.
Vậy biểu tượng của Việt Nam tại LHQ là gì?
Tại LHQ mỗi nước thành viên sẽ có một vật biểu tượng dân tộc, Việt Nam đã lấy trống đồng là biểu tượng của Việt Nam tại LHQ. Và nước ta đã trưng bày phiên bản của chiếc trống đồng ngọc lũ tại đây.
III. Quá trình tham gia Liên Hợp Quốc của Việt Nam
Khi tham gia vào LHQ nước ta đã được tín nhiệm vào nhiều vị trí và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của tổ chức. Cụ thể quá trình tham gia của Việt Nam trong LHQ như:
- Giai đoạn 1977-1986: Sau khi gia nhập LHQ, Việt Nam nhận được các viện trợ và giúp đỡ theo lời kêu gọi theo nghị quyết 32/2. Với mức tổng viện trợ tới hơn 500 triệu USD từ nhiều tổ chức: UNDP, WFP, UNICEF, UNICEF, UNFPA, UNHCR, WHO,…
- Giai đoạn 1986-1996: Là thời kỳ chuyển mình của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam từ bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. LHQ từng đóng góp hơn 60% tổng số viện trợ ngoài nguồn ngoại trừ từ các nước XHCN.
- Giai đoạn 1997-2001: Việt Nam tích cực tham gia và nhận hỗ trợ từ các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
- Giai đoạn 2001 – 2005: Ưu tiên và thúc đẩy hơn nữa 3 mục tiêu cải cách, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
- Giai đoạn 2006 – 2011: Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đồng thời Việt Nam cũng nhận được tổng hỗ trợ giai đoạn này đến 400 triệu USD.
- Giai đoạn 2011 – 2016: Việt Nam và LHQ tích cực phối hợp thực hiện kế hoạch chung, phù hợp các dự thảo SEDP, SEDS.
- Giai đoạn 2017 – 2021: Hỗ trợ chương trình phát triển KT- XH tại Việt Nam và mục tiêu SDGs. Tích cực tham gia phòng chống đại dịch toàn cầu.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên Hợp Quốc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Có thể thấy khi gia nhập Liên Hợp Quốc Việt Nam đã đẩy mạnh được hoạt động đối ngoại cũng như phát triển kinh tế hơn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.